Cảm cúm và cảm lạnh là hai căn bệnh phổ biến nhất trong năm, đặc biệt là mùa đông là thời điểm gia tăng của bệnh cả về số ca bệnh và triệu chứng bệnh cũng rầm rộ hơn. Thực tế cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau nhưng có triệu chứng gần giống nhau. Theo cách nói dân gian, khiến nhiều người lầm tưởng cảm cúm và cảm lạnh là giống nhau. Thực tế nguyên nhân và các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh là khác nhau.
Cảm lạnh là viêm đường hô hấp gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Cảm lạnh thường phổ biến là vào thời điểm thời tiết trở lạnh, vì hầu hết các virus gây bệnh dễ phát triển vào mùa này hơn do môi trường có độ ẩm thấp.
Cảm cúm hay là cúm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Influenza . Bệnh cúm thường gây ra bởi virus chủng A, B và C. Bệnh cúm chủ yếu do các chủng virus A và B, chủng virus này rất linh hoạt và có các cấu trúc kháng nguyên liên tục thay đổi hàng năm, vì thế gây ra các bệnh cúm mùa nhiều lần trong năm
Cúm và cảm lạnh là hai bệnh lây truyền qua đường hô hấp nhưng với nguyên nhân khác nhau, triệu chứng lâm sàng lại gần giống nhau nên dễ bị hiểu nhầm vì vậy mọi người cần phải biết phân biệt rõ cảm lạnh và cúm
Cảm lạnh có triệu chứng sốt nhẹ, thỉnh thoảng có đau đầu, mệt mỏi và suy nhược, thường gặp các tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi nhiều, đau họng, ho và ho khan ở mức độ vừa. Theo các chuyên gia y tế cảm lạnh thường khỏi sau vài ngày và ít khi có biến chứng nặng hơn.
- Cúm do virus thường có triệu chứng đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, ớn lạnh, có thể sốt cao, nôn buồn nôn, tiêu chảy ở trẻ em. Dễ phát sinh các biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm xoang, viêm phế quản …
Phòng bệnh cúm và cảm lạnh
Phòng bện là cần thiết để hạn chế bệnh cúm và cảm lạnh ghé thăm bạn. Bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm;
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tay các các cơ quan chứa dịch tiết của cơ thể như mắt, mũi, miệng, trẻ em nên hạn chế đưa tay lên mũi, miệng …
- Súc miệng hoặc nhỏ mũi bằng nước muối loãng khi tiếp xúc với người bệnh.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
- Hạn chế tụ tập nơi đông người. Tránh tiếp xúc với các đối tượng bị cúm hoặc cảm lạnh hoặc có triệu chứng của cúm và cảm lạnh,…
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, uống nhiều nước, tập thể dục, chơi thể thao
CẦN LÀM GÌ KHI MẮC CẢM CÚM, CẢM LẠNH
Mục đích chính của điều trị khi bị cảm cúm hay cảm lạnh mà bạn cần biết:
- Nâng cao sức khoẻ: Cảm cúm khiến cơ thể mệt mỏi, vì vậy việc nghỉ ngơi là rất quan trọng để cơ thể có thể phục hồi và chống lại virus. Uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước do sốt, đổ mồ hôi, hoặc chảy nước mũi. Nước ấm, trà thảo mộc, hoặc nước chanh mật ong có thể giúp làm dịu họng Ăn uống nhẹ nhàng và dễ tiêu như cháo, súp, trái cây để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất
- Dùng thuốc giảm triệu chứng: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen để làm giảm đau đầu, đau cơ và sốt. Có thể sử dụng các thuốc giảm ho, tiêu đờm để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuên gia y tế trước khi dùng thuốc, đặc biệt là người cao tuổi, người có các bệnh nề, trẻ em hoặc hoặc đang sử dụng thuốc khác. Xịt mũi hoặc sử dụng thuốc nhỏ mũi: Để làm giảm nghẹt mũi, bạn có thể sử dụng các sản phẩm xịt mũi chứa nước muối sinh lý hoặc thuốc giảm nghẹt mũi. Súc miệng bằng nước muối: Nếu bạn bị đau họng, có thể súc miệng với nước muối ấm để giảm viêm và làm dịu cổ họng.
- Vệ sinh tay và mũi thường xuyên: Để tránh lây lan vi khuẩn và virus, hãy rửa tay thường xuyên và dùng khăn giấy để lau mũi, sau đó vứt bỏ ngay.
- Thăm khám bác sĩ: Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nặng hơn như khó thở, ho khan kéo dài, đau ngực, hoặc sốt cao kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với người khác để tránh lây lan virus.
- Một biện pháp dân gian thường được áp dụng như xông, tắm là thảo dược, ăn cháo tía tô để loại bỏ các triệu chứng nhiễm lạnh, ho, ngạt mũi, nhức đầu sẽ làm triệu chứng bệnh thuyên giảm và bạn cảm thấy dễ chịu
Nếu bạn ưa thích các biện pháp dân gian và sử dụng các loại thảo dược trong điều trị các triệu chứng cảm cúm và cảnh lạnh. Bạn có thể lựa chọn các sảm phẩm trị cảm cúm từ thải dược sẵn có trên thị trường như: Cảm xuyên hương, Cảm cúm A phủ, Bạch địa căn, ZCOLD,….Trong số đó, ZCOLD được nhận xét là có cải tiến mới với những đặc tính vượt trội sau đây:
ZCOLD là sảm phẩm được bào chế dưới dạng viên sủi hoà tan, một dạng bào chế mà theo các chuyên gia có sinh khả dụng đường uống, tác dụng nhanh do dược chất được giải phóng, hòa tan sẵn ngay trước khi uống. Thành phần thảo dược trong ZCOLD có: húng chanh, bạch chỉ, xuyên khung, sài hồ, tía tô, gừng, địa liền… có tác dụng trị cảm lạnh, nhức đầu, ho, đờm, sổ mũi, nghẹt mũi. Hơn nữa, trong thành phần ZCOLD có chứa N-Acetyl Cysteine là một chất long đờm, làm lỏng chất nhầy đối với đường hô hấp.Nhiều tài liệu y học đã cung cấp thông tin về vai trò của N-acetyl cysteine (NAC), là chất giúp bổ sung một lượng chất chống oxy hóa glutathione và giảm viêm trong ống phế quản và mô phổi, được sử dụng để điều trị ngộ độc acetaminophen (paracetamol), giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương do quá liều thuốc này. NAC giúp tái tạo glutathione trong gan, từ đó hỗ trợ gan giải độc và phục hồi. Vì lý do đó chất này được sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em.

ZCOLD được khuyên sử dụng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn. Trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai, người đang sử dụng thuốc khác cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.